Nấm linh chi – Thảo mộc tăng cường sức khỏe được 10/10 người tin dùng
Nấm linh chi được mệnh danh là “ vua của các loại nấm”. Chúng từ lâu đã được biết đến là một loại thần dược và là biểu tượng của sự trường sinh. Đồng thời cũng được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc cổ truyền. Vậy nấm linh chi có công dụng như thế nào mà lại được đánh giá cao đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu qua chia sẻ sau đây cùng với chúng tôi.
Nấm linh chi là gì? Đặc điểm sinh trưởng của nấm linh chi
Nấm linh chi là gì?
Linh chi còn được gọi là nấm của sự trường sinh. Trong tiếng Trung loại nấm này được gọi là Ling Zhi. Từ lâu chúng đã được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian và còn được xem là một biểu tượng của trường sinh.
Nấm linh chi cứng, nâu và nhăn nheo. Chúng được đặc trưng bởi phần thân to màu đỏ và trông như được phủ một lớp sơn dầu lên trên. Nấm có kích thước từ trung bình đến lớn và khi trưởng thành thì phần thân của chúng sẽ cứng như gỗ.
Linh chi có phần nắp giống như hình quả thận và chúng không bị mất hình dạng sau khi sấy khô. Hiện nay chúng cực kỳ hiếm và khó tìm thấy trong tự nhiên. Cần có sự kết hợp phù hợp giữa oxy và độ ẩm để nảy mầm. Linh chi có thể được nuôi cấy trong các khúc gỗ cũ được chôn ở những nơi ẩm ướt, râm mát.
Nấm linh chi sinh trưởng ở đâu?
Nấm linh chi có nguồn gốc từ Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Loại nấm này cũng là một trong những thảo được rất được tôn kính ở Trung Quốc trong hàng nghìn năm. Đồng thời được mô tả trong nhiều tác phẩm nghệ thuật của Trung Quốc và được sử dụng trong Y học cổ truyền Trung Quốc.
Nấm linh chi rừng có thể được tìm thấy ở các vùng khí hậu khác nhau trên khắp thế giới. Chúng thích khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới, nơi có nhiều cây gỗ cứng rụng lá.
Mặc dù có khả năng thích ứng với các khí hậu và địa hình khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có hai hoặc ba trong số 10.000 cây gỗ cứng trưởng thành có Linh chi mọc trên chúng. Gỗ sồi và cây phong là phổ biến nhất. Nấm trải qua nhiều giai đoạn trong vòng đời của chúng, giống như bất kỳ loài thực vật hay động vật nào khác.
Thu hoạch và bảo quản nấm linh chi
Nấm có thể sinh trưởng trong tự nhiên hoặc được trồng vì nhiều mục đích khác nhau. Không chỉ có nấm linh chi hàn quốc, mà bên cạnh đó nấm linh chi việt nam cũng được trồng rất phổ biến. Khi nấm đạt đến độ trưởng thành nhất định thì người ta sẽ tiến hành thu hoạch.
Nấm linh chi hư hỏng nhanh chóng sau khi thu hoạch trừ khi chúng được làm khô kịp thời. Có thể giữ trong túi giấy trong tủ lạnh từ 3-5 ngày nhưng tốt nhất là khi chúng được cắt thành các dải mỏng và phơi khô ngay lập tức. Nấm linh chi khô cần được bảo quản trong hộp kín, tránh ánh nắng trực tiếp.
Nấm linh chi ngâm rượu cũng có thể được cắt nhỏ và ngâm trực tiếp sau khi thu hoạch, không cần sấy khô. Vì nấm linh chi có cả thành phần hòa tan trong nước và hòa tan trong rượu nên cồn chiết xuất kép là cách tốt nhất để có được tất cả các dưỡng chất tốt nhất trong nấm.
Có bao nhiêu loại nấm linh chi?
Nấm linh chi đỏ là phổ biến nhất. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có rất nhiều loại nấm linh chi khác nữa. Tuỳ theo màu sắc của chúng mà sẽ có những tên gọi khác nhau:
- Thanh chi: Nấm linh chi xanh
- Hồng chi: Nấm linh chi đỏ
- Hắc chi: Nấm linh chi đen
- Tử chi: Nấm linh chi tím
Ngoài ra, còn có thêm nấm linh chi sừng hươu. Đây cũng là một trong những loại nấm linh chi quý. Thay vì phần mũ nấm có hình quả thận hoặc phát triển rộng to ra. Thì ở đây, nấm linh chi sừng hươu lại có hình dáng giống như sừng hươu. Đó là lý do tại sao chúng lại được đặt tên như vậy.
Nấm linh chi ăn được không?
Nấm linh chi ăn thế nào? Nấm linh chi thường không được dùng để nấu ăn, vì chúng rất thân gỗ và có vị đắng. Chỉ có một tâm hồn dũng cảm mới thử nấu ăn với loại nấm này, nhưng cách ăn nấm linh chi tốt nhất sẽ là sử dụng bột nấm linh chi khô rắc vào các món ăn. Chúng được biết đến nhiều hơn với các đặc tính y học.
Đun sôi nấm linh chi tươi trong nước khoảng 20-30 phút để chiết xuất các hợp chất dược liệu và pha trà. Linh chi khô phải đun lâu hơn từ 1-2 tiếng. Trà có thể cực kỳ đắng. Có thể bảo quản trong tủ lạnh vài ngày sau khi pha trà.
Phân biệt nấm linh chi và lim xanh
Nhiều người thường dễ nhầm lẫn nấm linh chi và lim xanh. Bởi vì hình dáng bên ngoài của hai loại nấm này có đôi phần giống nhau. Vậy nên, nếu không tìm hiểu kỹ có thể dễ sử dụng nhầm loại nấm.
- Nấm linh xanh là một loại nấm cực kỳ quý. Loại nấm này chỉ mọc duy nhất trên cây lim xanh. Hình dáng bên ngoài của chúng xù xì, tai nấm bóng vàng và chân ngắn. Chúng có vị khá đắng. Và nước ép từ nấm sẽ có vị giống với cá khô.
- Nấm linh chi thường sinh trưởng trên nhiều thân cây gỗ mục khác nhau. Chúng có thân dài mũ nhỏ. Phần tai nấm thường được đặc trưng bởi màu đỏ nâu.
Nấm linh chi và công dụng
Nấm linh chi có tác dụng gì? Nấm linh chi được đánh giá rất cao trong y học. Chúng có thể giúp điều trị và phục hồi những căng thẳng về thể chất và tinh thần. Theo nghiên cứu, trong linh chi có rất nhiều thành phần quý, giúp nâng cao sức khoẻ. Đồng thời rất công hiệu trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, chẳng hạn như:
Nấm linh chi và tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch
Trong lịch sử, nấm linh chi đã được sử dụng như một chất tăng cường hệ thống miễn dịch – chúng thậm chí còn được sử dụng trong các nền văn hóa châu Á như một chất kích thích miễn dịch cho bệnh nhân HIV và ung thư. Beta glucans (đường phức hợp) trong nấm được cho là có tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nấm linh chi có thể làm giảm bớt mệt mỏi
Nấm linh chi là một thảo dược quý giúp cơ thể chống lại căng thẳng. Trong các nghiên cứu liên quan đến những bệnh nhân bị suy nhược thần kinh (một tình trạng đặc trưng bởi sự kiệt quệ về thể chất và tinh thần), việc tiêu thụ một hợp chất có trong nấm linh chi đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện đau nhức, và cảm giác khó chịu vô cùng hiệu quả.
Nấm linh chi có thể hỗ trợ chống lại bệnh ung thư
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về tác dụng của nấm linh chi đối với tế bào ung thư. Các kết quả cũng rất khả quan khi tế bào ung thư cũng có dấu hiệu thu nhỏ lại dưới tác dụng của loại nấm này.
Các nhà nghiên cứu tin rằng beta glucans trong nấm có thể ngăn chặn sự phát triển của mạch máu mới, đây là chìa khóa trong điều trị ung thư. Bởi vì tế bào ung thư cần nguồn cung cấp máu ổn định để phát triển. Các triterpenes (tinh dầu AKA) trong nấm cũng có thể ức chế sự phát triển và di căn của các khối u. Nghiên cứu bổ sung chỉ ra rằng nấm có thể làm giảm buồn nôn do hóa trị và cải thiện hiệu quả của xạ trị.
Nấm linh chi có thể làm giảm huyết áp
Ăn nấm linh chi có tác dụng gì? Các hợp chất trong nấm linh chi có thể giúp giảm huyết áp cao và giúp ổn định huyết áp ở người. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc kế đơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nấm linh chi – sự kết hợp có thể làm giảm HA đến mức nguy hiểm.
Nấm linh chi và tác dụng tốt cho não
Nghiên cứu được thực hiện trên động vật chỉ ra rằng nấm linh chi có thể điều trị các chứng rối loạn thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer. Đồng thời còn có tác dụng bảo vệ não khỏi các cơn co giật.
Nấm linh chi có khả năng chống dị ứng
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm linh chi có thể có tác dụng kháng histamin và có thể cải thiện việc cung cấp oxy cho cơ thể. Đây là chìa khóa cho những người bị mắc các chứng hen suyễn mãn tính và dị ứng.
Nấm linh chi chứa các hợp chất làm giảm cholesterol
Cả triterpenes và beta glucans đều có thể làm giảm tổng lượng cholesterol và LDL – thường được gọi là “cholesterol xấu”. Và điều này sẽ mang lại những lợi ích rất thiết thực cho sức khỏe. Đồng thời việc làm giảm cholesterol cũng giúp ngăn ngừa rất nhiều bệnh lý có hại cho sức khỏe.
Nấm linh chi rất hữu ích cho các bệnh nhân tiểu đường
Nấm linh chi được phát hiện làm giảm lượng đường trong máu. Nấm hoạt động bằng cách ức chế một loại enzyme sản xuất glucose. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy kết quả của sự giảm căng thẳng ở thận đáng kể và lượng đường trong máu thấp hơn. Vậy nên, nấm linh chi cũng có thể ngăn ngừa hoặc ngăn chặn các biến chứng thận ở bệnh nhân tiểu đường.
Nấm linh chi có thể cải thiện chức năng gan
Bào tử nấm linh chi được tìm thấy để thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào gan. Sức khỏe của gan sẽ cải thiện khả năng đưa chất độc ra khỏi cơ thể. Một lá gan khỏe mạnh cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các lợi ích sức khỏe khác được đề cập ở trên, bao gồm quản lý lượng đường trong máu và các vấn đề gây nên dị ứng.
Nấm linh chi rất giàu chất chống oxy hóa
Mặc dù thực tế là biệt danh khác của linh chi là “nấm bất tử”, nhưng trên thực tế, nấm linh chi sẽ không khiến bạn sống mãi. Nhưng chúng có đặc tính chống oxy hóa có thể làm giảm nguy cơ bệnh tật và lão hóa sớm. Đây là một tin vui cho phái đẹp, bởi vì không có quá nhiều loại thực phẩm và thảo dược tự nhiên lại có chứa nhiều đặc tính chống oxy đến vậy.
Nấm linh chi có tác dụng làm sáng da
Chiết xuất nấm linh chi cũng có thể điều trị các đốm đen trên da, nguyên nhân khiến da trông già hơn. Chúng thực hiện điều này bằng cách ngăn chặn các tế bào da sản xuất melanin, thường xảy ra khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức.
Nấm linh chi giúp chống lại chứng viêm và bảo vệ cơ thể
Khi các phân tử triterpene được chiết xuất từ nấm linh chi, chúng sẽ tương tác với hệ thống miễn dịch và đặc biệt hiệu quả trong việc chống lại chứng viêm. Điều này có thể làm giảm mẩn đỏ và bọng mắt, hai tình trạng da do viêm da gây ra. Đó cũng là một lý do mà mọi người được khuyên dùng nấm linh chi trị mụn trứng cá.
Polysaccharides là một loại phân tử đường phức tạp và một loại gọi là beta-glucan được tìm thấy trong thành tế bào của nấm linh chi (cũng như trong yến mạch) có thể tác động lên da theo một số cách quan trọng. Chúng vừa giúp chống viêm vừa có thể hoạt động như chất chống oxy hóa. Điều đó có nghĩa là chúng liên kết với các gốc tự do, các phân tử có thể gây tổn thương cho các tế bào da đã tiếp xúc với tia UV và ô nhiễm.
Nấm linh chi và cách sử dụng
Nấm linh chi có rất nhiều cách dùng khác nhau, từ việc sắc làm thuốc, làm trà, ngâm rượu cho đến dùng để nấu ăn. Có rất nhiều cách dùng khác nhau và đều mang đến những hiệu quả rất tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, linh chi cũng có thể kết hợp với nhiều dược liệu khác nhau. Chẳng hạn như nấm linh chi và hoa tam thất được dùng để tăng cường sức khỏe tim và huyết áp.
Dùng Linh chi làm nước uống hoặc pha trà
Để nấu được khoảng 2 lít nước uống từ nấm linh chi thì nên dùng khoảng 50g nấm là đủ. Sau đó nấu nấm chung với 1 lít nước đến khi lượng nước còn khoảng 800ml thì tắt bếp và lọc lấy nước. Tiếp tục cắt nhỏ phần nấm đã được nấu để tiếp tục nấu theo cách tương tự. Thực hiện như vậy khoảng 3 lần thì bạn sẽ thu được 2 lít nước uống. Bảo quản nước trong tủ lạnh và dùng dần.
Trong khi đó, nếu sử dụng nấm để pha trà thì tốt nhất nên nghiền nhỏ linh chi. Mỗi lần có thể sử dụng một muỗng nhỏ nấm linh chi đã được tán thành bột và pha chung với nước ấm.
Nấm linh chi ngâm rượu
Cách ngâm nấm linh chi làm rượu thuốc cũng rất phổ biến. Đối với một bình rượu ngâm 2 lít thì nên dùng khoảng 200g nấm linh chi khô. Sau đó cho rượu và nấm vào bình thuỷ tinh và ngâm khoảng 1 tháng trước khi uống. Cách ngâm này là vô cùng đơn giản và bất cứ ai cũng có thể thực hiện.
Ngoài ra, linh chi cũng có thể ngâm rượu chung với nhiều loại dược liệu khác để điều trị các bệnh lý khác nhau. Chẳng hạn như:
- Nấm linh chi, hoài sơn, ngô thù du, ngũ vị tử ngâm chung với rượu có thể điều trị phế thận âm hư và ra mồ hôi trộm.
- Linh chi, đan sâm và tam thất ngâm chung với rượu có thể điều trị bệnh mạch vành và thiếu máu não
Dùng nấm linh chi để nấu ăn
Như đã chia sẻ ở trên, nấm linh chi có vị đắng nên ít khi được dùng để ăn trực tiếp. Thay vào đó chúng thường được dùng trong các món hầm hay súp hoặc được sử dụng để làm nước dùng. Chẳng hạn như:
- Nấm linh chi kết hợp với hoàn kỳ và thịt heo nạc, rượu đế có thể chữa ớn lạnh, cơ thể mất sức và hấp thu kém. Chỉ cần hầm chung các nguyên liệu này và nếm nếm vừa miệng là đã có ngay một món ăn bổ dưỡng.
- Để giúp tăng cường trí nhớ, bổ não thì có thể kết hợp nấm linh chi, lòng đỏ trứng gà, tủy heo, óc heo và rượu đế với nhau. Các nguyên liệu này có thể dùng để nấu nhiều món ngon và lại rất tốt cho sức khỏe.
- Để cải thiện lượng sữa và suy nhược sau sinh thì có thể hầm chung nấm linh chi với gà ác cho các bà mẹ sau sinh.
Các bài thuốc nấm linh chi điều trị bệnh
Dưới đây là một vài bài thuốc sử dụng nấm linh chi mà bạn có thể tham khảo qua:
Bài thuốc nấm linh chi điều trị suy nhược thần kinh và mất ngủ
Đối với bài thuốc này thì nên chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:
- Nấm linh chi: 8g
- Lá vông nem: 8g
- Lạc tiên: 8g
- Lá sen: 8g
Sau khi chuẩn bị xong thì đem rửa sạch các dược liệu trên, chỉ trừ nấm linh chi và nấu chung với một lượng nước vừa phải. Sử dụng nước sắc giống như một loại trà để uống hàng ngày có thể giúp loại bỏ chứng suy nhược thần kinh. Đồng thời mang đến một giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Bài thuốc nấm linh chi điều trị gan và viêm phế quản mãn tính
Bài thuốc ở đây đó chính là sử dụng nấm linh chi khô. Sau đó đem nấm tán thành bột mịn và uống mỗi ngày. Mỗi lần uống chỉ nên dùng khoảng 4g bột nấm linh chi. Tốt nhất là hoà chung với nước ấm để có được công hiệu nhanh chóng.
Chuẩn bị: Nấm linh chi mang đi tán thành bột mịn
Bài thuốc nấm linh chi điều trị xơ cứng mạch máu, tăng huyết áp
Đối với những chứng bệnh này thì việc điều trị kịp thời là rất quan trọng. Mặc dù thời gian điều trị có thể kéo dài nhưng chỉ cần kiên trì thì bệnh có thể sớm được loại bỏ. Trước tiên hãy chuẩn bị những thảo dược sau đây:
- Nấm linh chi: 9 gam
- Hoàng tinh: 12 gam
- Đỗ trọng: 12 gam
- Mẫu đơn bì: 12 gam
- Cẩu tích: 12 gam
- Thạch xương bồ: 6 gam
- Thỏ ty tử: 6 gam
Sau khi chuẩn bị xong thì mang đi sắc chung với 6 bát nước. Đun ở lửa nhỏ đến khi còn lại khoảng 3 bát thì tắt bếp và chia đều để uống 3 lần/ ngày.
Bài thuốc nấm linh chi điều trị huyết áp thấp
Để điều trị chứng bệnh huyết áp thấp thì tốt nhất là nên kết hợp linh chi và nhân sâm. Đây là những dược liệu quý, đắt tiền nhưng lại có công dụng rất tốt.
Tỷ lệ Nấm linh chi và Nhân sâm là 2: 1, tức là 10g linh chi thì sẽ dùng 5g nhân sâm. Đem các nguyên liệu trên đây tán thành bột mịn và mỗi lần dùng khoảng 3g là đủ. Uống đều đặn mỗi ngày 2 lần và kết hợp với nước ấm để dễ uống hơn.
Bài thuốc nấm linh chi hỗ trợ mát gan và chữa rối loạn giấc ngủ
Nấm linh chi và táo đỏ là một sự kết hợp hoàn hảo để tăng cường dưỡng nhan, mát gan và hỗ trợ cho giấc ngủ ngon và sâu hơn. Đối với bài thuốc này thì nên chuẩn bị những dược liệu sau:
- Linh chi: 6 gam
- Cam thảo: 2 gam
- Táo đỏ: 4 gam
Các dược liệu này sẽ được dùng để làm trà. Ở đây chỉ nên dùng một lượng nước vừa phải để sắc hãm chung với các dược liệu trên. Sau đó dùng để thay thế nước trà hàng ngày.
Bài thuốc nấm linh chi điều trị hen suyễn, ho gà và viêm phế quản
Ở đây nên chuẩn bị các nguyên liệu sau:
- Linh chi: 10 gam
- Bách hợp: 10 gam
- Trần bì: 8 gam
Sau đó đem sắc chung với 3 chén nước đến khi còn lại một chén thì tắt bếp. Sử dụng mỗi tháng thuốc/ngày và cố gắng duy trì đến khi tình trạng bệnh được cải thiện.
Một vài lưu ý khi sử dụng nấm linh chi trong điều trị bệnh
Nấm linh chi có rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh trong hàng nghìn năm. Chúng là một loại dược liệu quý và thực sự hữu ích. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, để phát huy hiệu quả tốt nhất thì nên lưu ý đến những vấn đề sau đây:
Có nên uống nấm linh chi thường xuyên không?
Nấm linh chi được chứng minh là không chứa độc tố gây hại cho sức khỏe. Điều này cũng không có nghĩa là chúng sẽ an toàn nếu sử dụng quá thường xuyên. Khi dùng để bồi bổ cũng như điều trị các bệnh lý, nên xem xét dùng với liều lượng được khuyến cáo.
Tuyệt đối không nên lạm dụng việc sử dụng nấm linh chi để uống hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến dư thừa dưỡng chất không cần thiết. Bởi vì nấm linh chi được biết đến với nhiều thành phần quý hiếm.
Đặc biệt là khi sử dụng các chiết xuất dạng bột của nấm thì nên cẩn thận. Không nên dùng trong hơn 1 tháng. Nếu dùng lâu thì có thể ảnh hưởng đến quá trình thải độc của gan.
Có nên rửa nấm linh chi không?
Nấm linh chi khi đạt đến một độ tuổi nhất định thì sẽ tạo nên bào tử nấm. Bào tử nấm chính là những dưỡng chất quan trọng mà nấm hấp thụ trong suốt thời gian sinh trưởng. Bào tử ở đây thường phủ bên ngoài nấm như một lớp bột mịn. Mặc dù chúng sẽ khiến nấm trông không được đẹp mắt nhưng lại mang đến rất nhiều công dụng.
Do đó, khi sử dụng nấm linh chi mọi người thường khuyến cáo là không nên rửa nấm. Vì rất có thể sẽ loại bỏ hết lớp bào tử bên ngoài. Tốt nhất nên giữ nguyên nấm như vậy và chỉ pha chế thành dược liệu.
Cả nấm mọc ngoài tự nhiên và nấm nuôi trồng đều đảm bảo được an toàn và sạch sẽ. Loài nấm này cũng không thu hút nhiều nấm mốc hay bụi bẩn. Do đó, việc rửa sạch là không cần thiết.
Các tác dụng phụ của nấm linh chi
Nấm linh chi cũng có thể gây ra các tác dụng phụ. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bạn có thể bắt gặp các triệu chứng như: khô miệng, cổ họng và vùng mũi, ngứa và phát ban, đau dạ dày và tiêu chảy, chóng mặt và nhức đầu. Thậm chí là có nhiều trường hợp chảy máu cam và phân có máu. Vậy nên, nếu bắt gặp các triệu chứng này thì nên ngừng sử dụng dược liệu và thăm khám tại các cơ sở y tế.
Khi sử dụng rượu linh chi cũng nên dùng với liều lượng thích hợp. Nhiều trường hợp báo cáo là việc uống rượu linh chi có thể gây phát ban. Trong khi đó, việc hít phải bào tử nấm linh chi có thể gây dị ứng.
Phụ nữ mang thai và cho con bú có nên dùng nấm linh chi không?
Thai kỳ là một khoảng thời gian nhạy cảm. Do đó, hãy cẩn trọng ngay cả khi sử dụng nấm linh chi. Không có đủ thông tin đáng tin cậy về sự an toàn của việc dùng nấm trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú. Vậy nên, tốt nhất là tránh sử dụng. Sau sinh, bạn có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Một số căn bệnh có thể chịu ảnh hưởng bởi các thành phần trong nấm linh chi
Rối loạn chảy máu, huyết áp thấp và rối loạn đông máu là những căn bệnh có thể phản ứng lại với cá thành phần của linh chi. Việc lạm dụng hoặc sử dụng nấm linh chi liều cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu nếu bạn mắc phải chứng rối loạn chảy máu.
Trong khi đó, nấm linh chi cũng có thể làm giảm huyết áp nếu không được dùng đúng cách. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng loại dược liệu này. Bên cạnh đó, nấm linh chi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị rối loạn đông máu.
Nấm linh chi có thể tương tác với một số loại thuốc kê đơn
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường được báo cáo là có thể tương tác với các thành phần có trong nấm linh chi. Khi kết hợp thuốc và nấm cùng nhau có thể khiến cho lượng đường trong máu xuống thấp ở mức báo động. Vậy nên, hãy cẩn trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng.
Nấm linh chi bao nhiêu tiền? Nên mua nấm ở đâu?
Nấm linh chi có tác dụng chống oxy hóa khi bổ sung. Chúng cũng có tác dụng điều trị kháng insulin, giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và có thể giúp điều trị một loạt các tình trạng liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Ngoài ra, loại nấm này cũng tăng cường bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Vậy nên nhu cầu sử dụng nấm linh chi đang ngày một tăng mạnh.
Cũng vì lý do này mà trên thị trường đang bày bán tràn lan rất nhiều sản phẩm từ nấm linh chi. Vậy nên, việc kiểm định được chất lượng và nguồn gốc là rất khó. Nấm linh chi có nhiều loại khác nhau và giá bán của chúng cũng giao động từ 1 triệu cho đến hơn 3 triệu đồng/ 1 kg nấm. Đây là mức giá thành khá cao nếu so sánh với các loại dược liệu khác. Vậy nên cần cẩn thận khi mua nấm.
Để mua được những sản phẩm nấm chất lượng nhất, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và hơn hết là trải qua kiểm định gắt gao. Vậy thì đừng vội bỏ qua Omega3.vn. Tại đây, chúng tôi chuyên cung cấp các loại dược liệu, thảo mộc tự nhiên, trong đó có cả các sản phẩm nấm linh chi. Tất cả đều là những dược liệu tốt nhất và có giá thành phải chăng. Đặc biệt là bạn hoàn toàn có thể chọn mua và vận chuyển online cực kỳ tiện lợi.
Nấm linh chi là một trong những loại nấm quý với nhiều công dụng chữa bệnh vô cùng hữu ích. Đặc biệt là rất nổi tiếng với tác dụng chống ung thư. Và nếu bạn đang muốn tìm mua các sản phẩm nấm linh chi chính hãng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời muốn biết thêm về những bài thuốc hay thì đừng quên truy cập thêm tại trang web chính thức của Omega3.vn ngay hôm nay.
The post Nấm linh chi – Thảo mộc tăng cường sức khỏe được 10/10 người tin dùng appeared first on Thảo dược Đặc sản Tâm Gia.
source https://blog.dacsantamgia.com/nam-linh-chi/
Nhận xét
Đăng nhận xét